Có nên phẫu thuật mổ cắt hạch khi bị ra mồ hôi quá nhiều

Ngày đăng: 06/07/2019 03:30PM | Lượt xem: 1347

Chứng tăng tiết mồ hôi (ra mồ hôi nhiều) ở bàn tay/chân gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. May mắn là hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị có hiệu quả và an toàn, giúp cải thiện được chất lượng cuộc sống cho những người bị chứng bệnh khó chịu này.

Ra mồ hôi quá nhiều có ảnh hưởng đến sức khỏe

Những con số chân thực về bệnh tăng tiết mồ hôi tay chân10 Mẹo giảm đồ mồ hôi quá nhiều ở phụ nữ

Ra mồ hôi nhiều, ngoài nguyên nhân thời tiết nóng hay vận động là do sự hoạt động quá mạnh của các tuyến mồ hôi; có thể xảy ra trên khắp cơ thể hay chỉ giới hạn trên một khu vực nào đó, thường là ở cẳng tay, gan bàn tay, gan bàn chân hoặc cũng có thể ở mặt, cổ, khoeo gối...

Chứng bệnh này có thể gặp ở cả nam và nữ, thường bắt đầu từ khi còn nhỏ hay từ tuổi dậy thì, nhiều người giảm bớt một cách tự nhiên vào độ tuổi 25-30.

Người bị chứng ra mồ hôi nhiều thường có tâm lý nặng nề (lo lắng, thất vọng) và trạng thái đó lại càng làm cho họ ra mồ hôi nhiều hơn. Lựa chọn phương pháp điều trị nào phụ thuộc vào mức độ ra mồ hôi.

Nếu bị chứng ra mồ hôi nguyên phát (nghĩa là không phải do một bệnh khác gây ra) và nhẹ thì có cách chữa như sau: Xoa phấn talc (phấn rôm) hoặc những loại phấn chuyên dụng vào vùng ra mồ hôi, dùng tất bằng sợi bông để thấm ẩm tốt.

Nếu ra mồ hôi tay, chân nặng thì thầy thuốc sẽ cho loại thuốc chống ra mồ hôi, tác động đến hạch thần kinh. Nếu vẫn không có tác dụng thì có khi phải mổ cắt thần kinh chi phối sự ra mồ hôi ở bàn tay, nách, cổ, mặt (phương pháp nội soi cắt thần kinh giao cảm qua lồng ngực).

Cắt mổ hạch giao cảm để ngăn việc ra mồ hôi nách, tay

Cắt mổ hạch giao cảm để ngăn việc ra mồ hôi nách, tay

Kết quả có tới trên 70% thành công ngay sau mổ cắt hạch, hết cả ra mồ hôi tay nhưng có một số nguy cơ và tác dụng phụ mà thầy thuốc cần thông báo cho bệnh nhân biết trước khi quyết định chấp nhận phương pháp mổ. Mổ lấy đi tuyến mồ hôi nách thì chỉ làm mất hiện tượng ra mồ hôi tay. Phương pháp này vẫn được giới chuyên khoa đánh giá là cách cuối cùng để lựa chọn vì có nhiều rủi ro, không chỉ khi mổ mà tỷ lệ mồ hôi ra tái lại sau 2-5 năm mổ và có đến 50% bệnh nhân sau mổ đã ước chưa từng mổ vì không chịu được tác dụng bù trừ, đổ mồ hôi quá mức ở các vùng khác trên cơ thể.

Gần đây, có phương pháp tiêm vào vùng ra mồ hôi nhiều độc tố của vi khuẩn botulinum (gọi là botox) để phong bế thần kinh, có thể có tác dụng được 5 tháng, sau đó tiêm nhắc lại nếu thấy lại ra mồ hôi. Tuy nhiên phương pháp này còn nhiều hạn chế, gây đau và chi phí cao. 

Theo PGS. TS Nguyễn Hoài Nam (Chủ tịch Hội Tĩnh mạch học, TPHCM), bệnh tăng tiết mồ hôi có thể xảy ra ở lòng bàn tay, bàn chân, nách, háng và cả mặt. Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên tự điều trị. Đây là bệnh tác động thông qua hệ thần kinh giao cảm nên điều quan trọng là người bệnh cần phải tập luyện ổn định về thần kinh tâm lý, tránh những xúc cảm về tinh thần như lo lắng, sợ hãi… quá mức. Bệnh nhân có thể tập thiền, yoga. Phẫu thuật chỉ là phương pháp cuối cùng với rủi ro cao nên chỉ áp dụng khi việc tự điều trị không thành công. Ông cũng cho biết thêm là hiện nay thế giới đã ứng dụng phương pháp điện di ion tự điều trị tại nhà rất hiệu quả. Tại viện Da liễu, Việt Pháp, 108 hay Vinmec cũng đang áp dụng phương pháp này và người bị tăng tiết mồ hôi có thể tự mua các thiết bị điện di ion về để điều trị. Lời khuyên là nên mua các máy chính hãng để đảm bảo an toàn về điện cũng như an toàn sức khỏe hệ cơ khớp, dây thần kinh để tránh những hậu quá đáng tiếc có thể xảy ra. 

Theo Sức khỏe & Đời sống

Tìm hiểu thêm về Thiết bị Máy điện di ion Dermadry - chữa ra mồ hôi Tay - Chân - Nách

Xem thêm:

Bình luận bài viết
Tin mới

076 6161 369