Kỹ thuật tự làm điếu ngải, nhang ngải cứu

Ngày đăng: 12/04/2019 01:26PM | Lượt xem: 19804

(Kỹ thuật tự làm điếu ngải, nhang ngải cứu) Cây ngải cứu có tính ấm nóng giúp làm thông kinh mạch, tốt cho tỳ can, thần kinh. Diện chẩn và Đông y cổ truyền thường dùng ngải làm điếu ngải để hơ nóng các huyệt giúp kích thích huyệt đạo, thông khí huyết, tiêu âm tà

 

Điều trị bệnh đau cơ khớp bằng điếu ngải và phương pháp cứu ngải

Điều trị bệnh đau cơ khớp bằng điếu ngải và phương pháp cứu ngải

Thông kinh hoạt lạc bằng ngải cứu cổ truyền

Cách tạo ra hương ngải nhung, điếu ngải từ cây ngải cứu tươi

Được trồng nhiều trong vườn nhà hoặc các bãi đồng ruộng, cây ngải cứu thuộc loại thực vật dễ sống và sinh trưởng mạnh. Trong nhiều bài khoa học nghiên cứu về cây ngải cứu thì dược tính trị liệu của cây này rất mạnh, có phát xạ được hồng ngoại xa giúp điều trị các bệnh về đau cơ khớp, đau dây thần kinh như đau đầu, rối loạn tiền tình... phục hồi chức năng cho người bị liệt do tai biến hoặc chấn thương tai nạn....

Cây ngải cứu có dược tính cao nhất khi thu hoạch đúng mùa đúng vụ, theo kinh nghiệm là vào 10h trưa tết Đoan Ngọ rồi đem phơi sấy khô. Loại bỏ toàn bộ xơ cuỗng, chỉ lấy phần bột lá, viên lại thành điếu dài ngắn tùy nhu câu sử dụng, do không sử dụng keo nên thường cuốn lại bằng giấy giống như cuốn thuốc lá.

Có 2 cách để làm điếu ngải:

  • Cách 1: Sử dụng cả lá và cành đem sấy phơi khô trong ánh sáng râm hay nắng yếu cho đến khi lá ngải khô thì mang vào đập mịn thành bột, rây nhỏ. Phần bột tơi mịn đó được làm mồi ngải cứu (hay còn gọi là ngải nhung). Bột ngải cứu sấy khô chứa bên trong nhiều tinh dầu, khi cháy độ nóng rất cao và cháy được lâu.

Hướng dẫn làm điếu ngải

Hướng dẫn làm điếu ngải

  • Cách 2: Đem ngải cứu đã hái về rửa sạch, phơi ráo rồi xao khô trên chảo gang. Lửa nhỏ để ngải cứu khô từ từ. Kiểm tra lá giòn là được thì đem cho vào túi vải giã nát hoặc. Nhặt bỏ cuỗng lá và giữ lại phần bột ông trắng ở thân và lá ngải. Vò nát lấy ngải cứu khô. Sử dụng phần đó dùng cho vào cuốn thành điếu. Độ dài ngắn của điếu tùy theo nhu cầu của bản thân trong điều trị

.Cách làm điếu ngải

Cách làm điếu ngải

Mua nhang ngải bào chế sẵn có trên thị trường

Nhang ngải cứu chứa trong đó chủ yếu là ngải nhung khô, ngoài ra là các tinh chất dược nhiều khác như bạc hà, hương nhu....dược tính nóng ấm cao nên khi đốt thì độ nóng phát xạ rất nhanh để làm nóng các huyệt (Đông y gọi là cứu). Việc kích thích huyệt đạo bằng tia nóng làm cho khí huyết lưu thông, giảm đau, giảm sưng, làm mềm các vùng cơ căng cứng và tan máu bầm. Khi chữa bệnh bằng cách châm cứu, bạn có thể cắt 1 lát gừng tươi mỏng, châm vài lỗ nhỏ cho da khỏi bị bỏng, nhưng hơi nóng thì vẫn ngấm vào da thịt. Cũng có thể lấy một nắm ngải nhung vo lại như viên bi đặt lên trên miếng gừng rồi đốt. Sức nóng của ngải sẽ làm dịu các cơn đau rõ rệt.

Đông y dùng nhang ngải để cứu nóng theo các cách sau:

  1. Cứu bổ: Dùng nhang ngải cứu hơ lên huyệt, thổi nhẹ luồng nóng từ điếu vào huyệt đạo đến khi người bệnh cảm thấy dễ chịu để điều trị các bệnh hư suy đau yếu.
  2. Cứu tả: Đưa điếu ngải gần sát da, khi nào người bệnh cảm thấy nóng thì đưa lên. Thực hiện như vậy từ 3 đến 5 lần, cách này để chữa các bệnh mới phát .
  3. Cách xoay tròn: Để nhang ngải cứu lên gần huyệt cho vừa đủ ấm thì bắt đầu di chuyển nhang theo vòng tròn kim đồng hồ từ hẹp ra rộng cho đến khi nóng ở vùng định cứu. Làm khoảng 2 đến 3 lần để trị các bệnh ngoài da, mụn nhọt…
  4. Cách rà trên da: Dùng điếu hương ngải nhung để rà trên da với tốc độ vừa phải, cách da khoảng 1-2cm để tìm điểm nóng rát. Khi tới vùng da này thì phải nhấc thanh nhang lên, làm như vậy từ 3-5 lần. Cầm ngải phải chếch về da. Giống như cầm bút sao thì cầm y như vậy.

Chú ý sử dụng nhang ngải cứu thích hợp nhất là ngay sau bữa ăn.

Chỉ nên cứu 1 vùng điều trị trong khoảng từ 3-5 phút, không nên cứ quá lâu ở cùng 1 huyệt vì dễ gây bỏng. Đặc biệt phương pháp này không áp dụng cho người bệnh bị tiểu đường, người có da mẫn cảm, phụ nữ mang thai và trẻ em (do trẻ em khó cảm giác rõ độ nóng chịu được). Ngay sau khi cứu ngải, bệnh nhân nên kiêng gió và nước khoảng 1 tiếng vì sau khi cứu cơ thể dễ bị cảm. Nhang ngải cứu phải được bảo quản trong hộp kín khô ráo, tránh bị ẩm mốc, nếu bị ẩm thì nên phơi nắng cho khô rồi cất kín. Tránh bị hút ẩm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Theo BS Nguyễn Hồng Phương (Khoa Nội, Bệnh viện Châm cứu TW)

Bình luận bài viết
Tin mới

076 6161 369