Chỉ số chất lượng không khí, bụi PM 2.5 và giải pháp chống bụi PM 2.5

Ngày đăng: 12/06/2019 09:41AM | Lượt xem: 4085

Môi trường không khí Việt Nam đang được đánh giá có độ ô nhiễm cao, hàm lượng bụi PM 2.5 có nhiều ngày vượt quá ngưỡng dẫn đến viêm đường hô hấp nhiều ở trẻ em và người lớn. Máy lọc không khí là một trong những giải pháp được khuyến cáo sử dụng trong gia đình và hạn chế ra ngoài đường.

Chỉ số chất lượng không khí - AQI là gì:

Đây là chỉ số đại diện cho nồng độ của một nhóm các chất ô nhiễm gồm: CO, NOx, SO2, O3 và bụi hô hấp (PM2,5 và PM10).  AQI cho biết tình trạng chất lượng không khí và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tại điểm đo. Tại các thời điểm khác nhau, địa điểm khác nhau, chỉ số AQI có thể sẽ khác nhau.  (Theo Tổng cục Môi trường)

Chỉ số chất lượng không khí, bụi PM 2.5 và giải pháp chống bụi PM 2.5

Bụi PM2,5 là gì?

Chữ PM trong ký hiệu PM2.5 là viết tắt của chữ tiếng Anh – Particulate Matter, có nghĩa là chất dạng hạt (rắn hoặc lỏng). Số 2.5 là chỉ kích thước các hạt có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet (micromet viết tắt là µm, bằng 1 phần triệu mét).

Như vậy, bụi PM2.5 hay còn gọi là bụi siêu vi PM2.5 là những hạt dạng lỏng hoặc rắn trôi nổi trong không khí. Các nhà khoa học sử dụng chỉ số từ PM10 đến dưới PM2.5 để thể hiện hàm lượng tiêu chuẩn của các hạt dạng lỏng hoặc rắn trôi nổi trong 1 mét khối không khí.

Tương tự như vậy, ký hiệu PM10 là chỉ những hạt có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 10µm (nhưng lớn hơn kích thước PM2.5).

Nguồn gốc của Bụi PM 2.5

Các loại hạt bụi PM2.5 và bụi PM10 gây ô nhiễm không khí này được hình thành từ các chất như cacbon, sun-phua, nito và các hợp chất kim loại khác.

Chúng đến từ các nguồn gây ô nhiễm như khí thải của phương tiện giao thông, hoạt động của các nhà máy, xây dựng công trình, nhà cửa…Trong đó, khí thải từ phương tiện giao thông là nguồn chính gây ra loại bụi siêu vi PM2.5 nhiều nhất trong không khí (chiếm 57%). Tiếp đến là việc xây dựng công trình, nhà cửa (32%); và các hoạt động sản xuất công nghiệp (11%).

Chỉ số AQI theo quan trắc tại Hà Nội

Chỉ số AQI theo quan trắc tại Hà Nội

Tác hại của bụi siêu vi PM2.5, PM10

Theo Báo cáo chất lượng không khí Việt Nam 2016 do Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam thực hiện, nồng độ bụi mịn PM2.5 của Hà Nội là 50,5 Mg/m3, cao gấp đôi so với quy chuẩn quốc gia và gấp 5 lần so với ngưỡng trung bình theo hướng dẫn khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới.

Các nhà khoa học cho biết, những chất dạng hạt có đường kính dưới 10µm (10 micromet) có thể xâm nhập vào cơ thể người qua hoạt động hít thở. mà cụ thể ở đây là các hạt bụi PM2.5 và PM10.

Bụi siêu vi PM10 xâm nhập vào cơ thể qua đường dẫn khí, chúng sẽ tích tụ trên phổi, gây tác hại rất lớn về lâu dài.

Còn bụi PM2.5 có thể xâm nhập vào tĩnh mạch phổi, túi phổi thông qua hoạt động hít thở. Khi loại bụi siêu vi này xâm nhập vào cơ thể, chúng đặc biệt nguy hiểm khi có khả năng luồn lách vào các túi phổi và tĩnh mạch phổi.

Bụi kích thước lớn hơn thì sẽ lắng đọng nhanh xuống mặt đất cũng như khi hít thở vào thì bị giữ lại, không vào tận phế nang.

Hình ảnh bụi PM 2.5 xâm nhập vào hệ hô hấp

Hình ảnh bụi PM 2.5 xâm nhập vào hệ hô hấp

Sau khi xâm nhập một cách dễ dàng vào cơ thể người, bụi PM2.5 và PM10 có thể gây ảnh hưởng sức khỏe ngắn hạn và tức thì như: Gây kích ứng mắt, mũi, cổ họng, với các biểu hiện chảy nước mắt nước mũi, hắt hơi và ho.

Khi hít phải bụi PM2.5, PM10 thường xuyên, chúng có thể làm giảm chức năng của phổi (làm thở nhanh, hụt hơi) và gây nên các bệnh như hen suyễn hoặc bệnh tim. Bụi PM2.5 xâm nhập vào cơ thể người có thể khiến người đang bị bệnh tim mạch hoặc phổi tử vong sớm.

Những người đang mắc bệnh tim mạch và phổi, người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị loại bụi siêu vi PM2.5, PM10 tác động xấu đến sức khỏe nhất. Với những người khỏe mạnh nhưng thường xuyên sống trong môi trường ô nhiễm không khí nặng; hoặc sống gần các nguồn phát thải bụi PM cũng có nguy cơ mắc các bệnh nặng, có thể tử vong.

Các chuyên gia của Cơ quan bảo vệ Môi sinh Mỹ (EPA) nhận định, hạt PM2.5 chứa nhiều hạt kim loại còn có khả năng gây ung thư và đột biến gen cho thế hệ con cháu.

Tài liệu của Học viện y tế cộng đồng thuộc đại học Harvard đã chứng minh những chất độc hại có trong bụi không chỉ gây nhồi máu cơ tim mà còn dẫn đến thiếu máu hoặc tổn thương cơ tim. Hoa Kỳ đã khảo sát 25.000 người bị bệnh tim hoặc tim không khỏe và phát hiện ra sau khi PM2.5 tăng lên 10 µg/m3 thì tỉ lệ tử vong của người bệnh sẽ tăng 10% – 27%.

Giải pháp tránh và khắc phục bụi PM2.5, bụi PM10 và thời điểm chỉ số AQI cao

Những điều nên và không nên khi chỉ số AQI cao

1. Luôn đeo khẩu trang hoạt tính khi ra ngoài đường

Mặc dù các khẩu trang hoạt tính thông thường không đủ khả năng ngăn cản được những loại bụi siêu vi PM2.5, PM10 này, tuy nhiên vẫn hạn chế được phần nào sự xâm nhập của chúng vào cơ thể người.

2. Chọn xe ô tô hoặc xe buýt làm phương tiện di chuyển

Với tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay, nếu phải ra đường, tốt nhất bạn nên lựa chọn ô tô như xe buýt, xe taxi hay xe riêng của bạn. Trên ô tô có máy lọc không khí ô tô có thể lọc được phần nào không khí bên ngoài và cho bạn môi trường không khí sạch hơn.

Ngoài ra việc sử dụng phương tiện công cộng cũng góp phần giảm bớt lượng khí thải.

3. Không tập thể dục tại nơi nhiều khói bụi

Hoạt động thể lực càng cao sẽ làm tăng nhịp thở và thay đổi kiểu thở từ qua mũi sang bằng miệng. Khi đó mũi sẽ không thể lọc được bụi ô nhiễm từ không khí. Do đó, những hoạt động như chạy bộ hay đạp xe tại những nơi ô nhiễm như đường phố tiềm tàng nhiều hiểm họa cho sức khỏe.

4. Sử dụng máy lọc không khí cho gia đình, văn phòng làm việc

Thời gian nhiều nhất của chúng ta là ở văn phòng hoặc ở nhà, do đó môi trường không khí tại đây vô cùng quan trọng và máy lọc không khí có lẽ là phương án lựa chọn tối ưu nhất.

Hiện nay có rất nhiều dòng máy lọc không khí tiên tiến có khả năng lọc được cả những loại bụi nhỏ nhất như bụi PM2.5. Lớp lọc HEPA được xem như lá chắn mạnh mẽ, là khắc tinh của bụi mịn PM2.5, PM 10. Màng lọc HEPA thường được trang bị trên các dòng máy lọc không khí Nhật như Panasonic, Sharp, Hitachi... Đặc biệt công nghệ mới nhất của Nasa là Công nghệ diệt khuẩn kép CPO xúc tác TiO2 đang là dẫn đầu trong sáng chế loại bỏ 99,9997% các vi khuẩn, nấm mốc, virus, khí thải, chất hữu cơ bay hơi (VOCs) và bụi độc hại PM 2.5. Ứng dụng này được thiết kế trong Máy lọc không khí Airocide của Mỹ. 

Tại Việt Nam, Máy lọc không khí Airocide được lắp đặt ở hầu hết các Bệnh viện từ Trung Ương đến địa phương trong việc phòng chống dịch bệnh, đảm bảo môi trường sạch, an toàn cho bệnh nhân khi điều trị. Thiết bị được giới chuyên môn về môi trường đánh giá cao và khuyến cáo nên sử dụng trong các gia đình để giảm nguồn nguy hại đến từ không khí ô nhiễm hiện nay.

Máy lọc không khí Airocide - giải pháp chống bụi PM 2.5 và chỉ số chất lượng không khí cao

Ngoài ra, nhiều dòng máy lọc không khí còn được tích hợp thêm tính năng ion plasma như dòng máy lọc không khí Sharp tạo ra các hạt điện tích, tiêu diệt các vi khuẩn trong phòng hay máy lọc không khí Panasonic tích hợp thêm tính năng Nanoe-G tiêu diệt tới 99% vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài ra, các dòng máy lọc không khí còn có thêm tính năng tạo ẩm, điều này rất bù hợp khi kết hợp cùng điều hòa, giúp người sử dụng không bị khô mũi, khô da.

5. Trồng cây xanh xung quanh nhà và nơi làm việc

Từ xưa tới nay, cây xanh luôn là bạn tốt của con người. Môi trường sẽ trong lành hơn nếu như khắp mọi nơi đều phủ màu cây xanh. Cây xanh cản lại rất nhiều bụi xung quanh môi trường bạn sống, tạo ra nhiều oxy cho môi trường sống của bạn.

Dưới đây là bảng infograph về hướng dẫn hạn chế hại của bụi PM 2.5 và khi chỉ số AQI cao:

Chỉ số chất lượng không khí, bụi PM 2.5 và giải pháp chống bụi PM 2.5 7

Theo Hà Nội mới

Bình luận bài viết
Tin mới

076 6161 369