6 mẹo làm thông mũi nhanh cho trẻ nhỏ

Ngày đăng: 10/12/2020 09:25PM | Lượt xem: 692

Mùa đông là trẻ con, trẻ sơ sinh và cả người lớn đều rất dễ nhiễm các bệnh viêm đường hô hấp, nghẹt mũi, đau họng là những biểu hiện rất rõ rệt của bệnh này.

Là một bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hoài An - Nguyên là Trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em - Bệnh viện Tai Mũi Họng TW đã đưa ra một vài lười khuyên giúp cho mũi của trẻ trở nên thông thoáng, an toàn.

1. Xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý: Cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước hoa quả khi trẻ bị ốm - nhưng một trong những giải pháp trị nghẹt mũi tốt nhất là giữ ẩm cho các mô mũi. Xịt nước muối hoặc thuốc nhỏ vài giờ một lần có thể giúp làm sạch đường mũi, làm loãng chất nhầy và thu nhỏ các mô bị sưng. Cách làm này không giống như dùng thuốc cảm, xịt rửa mũi an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ em ở mọi lứa tuổi. Bạn nên có sẵn trong nhà máy đo nhiệt độ và độ ẩm để kiểm tra xem thời tiết có hanh khô không. Nếu độ ẩm dưới 60% thì việc bị khô mũi dẫn đến niêm mach mũi tổn thương cũng là nguyên nhân gây nghẹt mũi. Khi đó cần cho chạy máy tạo độ ẩm vào ban đêm trong phòng ngủ giúp con ngon giấc và khỏe mạnh vào hôm sau.

6 mẹo làm thông mũi nhanh cho trẻ nhỏ

2. Sử dụng khăn giấy: Sau khi bạn sử dụng nhỏ xịt nước muối sinh lý hoặc máy tạo độ ẩm để làm mềm dịch nhầy và đường mũi đã khô, trẻ mới biết đi và trẻ lớn hơn thường có thể được khuyến khích xì mũi. Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi và trẻ sơ sinh thì người lớn phải can thiệp bằng cách sử dụng máy hút mũi chuyên chỉ dành cho trẻ nhỏ hoặc dùng khăn giấy, giấy ăn mềm dai, thấm nhẹ nước để lau vùng da xung quanh mũi. Xoa dầu khoáng quanh mũi, môi và mặt bé. Mũi bị nghẹt hãy nhỏ nước muối sinh lý ấm và tạo sợi bấc từ giấy để thấm dần nước mũi, dịch mũi. Đây là cách cực kỳ an toàn dành cho trẻ sơ sinh ngay cả trẻ vừa mới chào đời.

3. Tránh bị lạnh: Mặc dù bạn có thể muốn cho con mình dùng thuốc thông mũi và thuốc kháng histamine không kê đơn (OTC) nhưng nó chưa thực sự chứng minh có hiệu quả. Trên thực tế, thuốc thông mũi có thể gây khó chịu và nhịp tim không đều, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và không nên sử dụng cho trẻ em dưới 4 tuổi. Nhiều bác sĩ nhi khoa tin rằng thuốc thông mũi OTC có thể không cần dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, và những người khác nói rằng lượng thuốc được tìm thấy trong các công thức dành cho trẻ em thậm chí không đủ để có hiệu quả.

4. Màu sắc của dịch mũi: Thông thường, chất nhầy màu trắng hoặc trong suốt đặc lại báo hiệu sự bắt đầu của bệnh tật; trong khi màu vàng và xanh lá cây có nghĩa là cơ thể đang phải chiến đấu nhiều hơn để chống lại nhiễm trùng (nước mũi chuyển sang màu xanh lục vì nó tích tụ nhiều tế bào bạch cầu chết hơn). Nhưng chất nhầy màu vàng hoặc xanh lá cây không nhất thiết có nghĩa là thuốc kháng sinh có thể giúp ích. Nếu con bạn vẫn chảy dịch mũi là chất nhầy màu xanh, đặc sau 10-14 ngày và bị sốt hoặc buồn nôn - hãy đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.

5. Tránh hút thuốc. Nếu con bạn bị nghẹt mũi, việc tiếp xúc với khói thuốc trong nhà hoặc trong ô tô có thể khiến tình trạng nghẹt mũi, viêm đường hô hấp của con bạn trầm trọng hơn do tác động của khói thuốc. Khói thuốc làm viêm niêm mạc mũi và làm gia tăng chất nhầy dẫn đến nghẹt mũi càng trầm trọng, đặc biệt là khi con bạn bị ốm. Tốt nhất là cha mẹ không nên hút thuốc lá ở xung quanh con cái. Việc giảm thiểu mọi tiếp xúc của con bạn với khói thuốc luôn là tốt nhất và sẽ giúp tình trạng nghẹt mũi của con bạn được cải thiện nhanh hơn và đầy đủ hơn.

6. Ăn súp gà:  Thật kỳ lạ là các nghiên cứu cho thấy súp gà thực sự có chứa các thành phần giúp làm loãng chất nhầy và giảm lượng tế bào bạch cầu nghẹt mũi. Và nó cũng có vị khá ngon.

Nếu con bạn thường xuyên bị nghẹt mũi hoặc thường xuyên thở bằng miệng ngay cả khi chúng không bị ốm - điều gì khác có thể đang xảy ra. Vào mùa đông khi không khí nhiều bụi, đặc biệt là bụi mịn ở thành phố, dị ứng trong nhà có thể tăng đột biến do bụi, nấm mốc hoặc lông thú cưng. Nguyên nhân ít phổ biến hơn gây nghẹt mũi là do polyp (mô mũi bị viêm) hoặc các cấu trúc bên trong mũi cản trở luồng không khí. Trong những trường hợp này, tốt nhất bạn có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa Tai, Mũi và Họng (ENT) tại Bệnh viện Nhi hoặc Bệnh viện Tai Mũi Họng để có thêm thông tin chi tiết và các lựa chọn trong việc điều trị nghẹt mũi.

Nguồn: Nationwide Children’s Hospital

Xem thêm các loại máy hút mũi dành cho trẻ sơ sinh và trẻ em

Bình luận bài viết
Tin mới

Các tin khác

076 6161 369