Hiểu về tế bào gốc: Còn tế bào gốc là còn sự sống

Ngày đăng: 19/11/2020 11:15PM | Lượt xem: 1067

Trước khi thảo luận sâu về các loại tế bào gốc khác nhau, bao gồm cả tế bào gốc nội sinh, chúng ta cần đề cập tới một vấn đề căn bản:

Tế bào gốc là gì?

Tôi sẽ bắt đầu trả lời bạn bằng cách kể về một bí mật. Ngay cả các nhà khoa học nghiên cứu về tế bào gốc đôi khi vẫn tranh luận với nhau xem liệu một tế bào như thế nào thì đủ tiêu chuẩn là một “tế bào gốc”.

Người ta hay nói về con vịt như sau: nếu có con gì đó đi như vịt và biết “kêu quạc quạc” như vịt thì đó đúng là một con vịt; điều này không áp dụng được cho tế bào, vẻ bề ngoài có thể gây hiểu lầm.

Tế bào có thể “đi” như một tế bào gốc, nghĩa là có hoạt động giống một tế bào gốc, vẫn chưa phải là một tế bào gốc. Một tế bào có thể giao tiếp” hệt như một tế bào gốc (nghĩa là nổ tự trình diện với những protein bề mặt hay có biểu hiện gene như một tế bào gốc) thì không phải lúc nào cũng là một tế bào gốc.

Nhìn chung, việc phân biệt các loại tế bào khó hơn những gì mọi người thường nghĩ và điều này càng đặc biệt đúng với tế bào gốc. Tại sao? Hầu hết các loại tế bào gốc đểu giống nhau ở bề ngoài và không phải lúc nào cũng hoạt động sao cho các bác sĩ hay nhà khoa học nhận biết chúng ngay được. Lớp màng ngoài của một tế bào gốc không có bất kỳ phân tử nào mang ý nghĩa như một hình xăm để đánh dấu mình là “tế bào gốc”. Vì vậy, kể cả các nhà khoa học cũng rất khó có thể hoàn toàn chắc chắn rằng một tế bào cụ thể nào đó là tế bào gốc hay chỉ là một loại tế bào có liên quan, chẳng hạn như các tế bào tiền thân (progenitor cell) đã chuyên biệt phần nào rồi. Cụ thể, những tế bào khác (không phải là tế bào gốc) chỉ có thể có một vài chứ không phải mọi đặc tính của tế bào gốc.

Công nghệ tế bào gốc là một thành tựu y học mới và đáng kinh ngạc nhất trong vòng 1 thế kỷ qua

Công nghệ tế bào gốc là một thành tựu y học mới và đáng kinh ngạc nhất trong vòng 1 thế kỷ qua

Thời gian cũng có thể coi là một yếu tố không thể thiếu.

Tế bào có thể thay đổi danh tính theo thời gian. Vì vậy, một số tế bào hôm nay có thể là tế bào gốc nhưng hôm sau thì không phải là tế bào gốc nữa. Thậm chí việc các tế bào bình thường sau đó có thể quay ngược trở lại thành tế bào gốc trong vòng đời của chúng là điều đã được chính thức Công nhận. Các nhà khoa học có thể biến các tế bào bình thường thành tế bào gốc, trong quy mô phòng thí nghiệm và thậm chí là trên chuột. Khả năng này đã được minh họa một cách tuyệt vời ở trường hợp tế bào iPS, một công trình vốn đã mang đến giải thưởng Nobel cho nhà nghiên cứu tế bào gốc, Shinya Yamanaka, vào năm 2012. Tế bào iPS sẽ được thảo luận chi tiết sâu hơn trong cuốn sách này. Liệu hiện tượng một tế bào không phải tế bào gốc trở lại thành một tế bào gốc có thể xảy ra một cách tự nhiên hay không thì vẫn còn chưa rõ. Tuy nhiên, điều mấu chốt là các tế bào, bao gồm cả tế | bào gốc, chỉ tốn tại ở một trạng thái được định danh trong một khoảng | thời gian hữu hạn mà thôi. Chúng biến chuyển rất linh động.

Dù có nhiều trường hợp phức tạp, các nhà khoa học thường vẫn thống nhất được với nhau về tiêu chuẩn để xác định thế nào là một tế bào gốc. Một tế bào gốc phải có hai đặc điểm mang tính quyết định. Một là, chúng có khả năng tự tạo mới" (self-renewal), đơn giản nghĩa là chúng có thể phân chia để tạo nên nhiều tế bào gốc khác nữa. Hai là, một tế bào gốc phải có “tiềm năng biệt hóa” (potency) nghĩa là chúng Có thể tạo thành nhiều loại tế bào khác nhau. Một tế bào gốc thực sự phải có cả khả năng tự tạo mới và tiềm năng biệt hóa

Tế bào gốc có thể khả năng tái sinh và trị liệu cho cơ thể

Tế bào gốc có thể khả năng tái sinh và trị liệu cho cơ thể

TẾ BÀO GỐC LÀM GÌ?

Cơ thể chúng ta được cấu tạo bằng những khối cấu trúc với nhiều kích cỡ đa dạng khác nhau. Một cơ thể con người được cấu thành từ nhiều cơ quan như não, tim, gan, v,v... Mỗi cơ quan này lại được tạo nên bằng các khối mô, có kích thước tương đối nhỏ hơn. Đến lượt mổ thi được hình thành từ nhiều tế bào. Dù có thể kể tới những kích thước nhỏ hơn nữa như phân tử, nhưng tế bào chính là khối cấu trúc nhỏ nhất được xác định và là các đơn vị chức năng của cơ thể.

Phần lớn các tế bào của chúng ta tương tự như các khối xếp hình Lego. Chúng là những đơn vị cấu trúc tạo nên hình khối cho các mô và cơ quan trong cơ thể. Bên cạnh đó, nhiều loại tế bào có nhiều chức năng linh động chứ không chỉ giới hạn là những đơn vị cấu trúc. Một Số tế bào ở tim tạo ra nhịp đập. Các tế bào ở náo như tế bào thần kinh hoạt động cùng nhau để giúp chúng ta suy nghĩ. Tế bào beta của tuyển tụy tạo ra insulin để điều hòa lượng đường trong máu. Chung quy lại, các tế bào đóng góp vào vai trò cấu trúc và chức năng chiếm ít nhất 99% trong toàn bộ hàng nghìn tỉ tế bào trong một cơ thể con người.

Đa số tế bào trong 1% còn lại được gọi là tế bào tiền thân, tức là nguồn thay thế trực tiếp cho 99% kia khi chúng bị hao mòn, bị thương tốn hoặc chết đi. Tương tự như trong một đội bóng vậy. Khi một câu thủ bị thương trên sân, một cầu thủ dự bị sẽ thay thế. Đối với các tế bào, nguồn thay thế này được cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua tế bào tiền thân) từ các vùng tế bào gốc trong từng mô.

Cơ thể có các cơ chế nhận biết tế bào bị hư hỏng hay chết, từ đó sẽ kích hoạt các tế bào gốc hay tế bào tiền thân để chúng phân chia và biệt hóa thành một nguồn tế bào chức năng mới. Tuy nhiên, tế bào tiền thân lại có những chức năng giới hạn và cũng có thể bị mất dần đi.

Những khả năng của tế bào gốc

Những khả năng của tế bào gốc

Nguồn cung thực sự cho tất cả các loại tế bào trong cơ thể chính là tế bào gốc, Thông qua tiềm năng biệt hóa và khả năng tự tạo mới, tế bào gốc giúp cho cơ thể khỏe mạnh, với đầy đủ các loại tế bào và mô.

Đạo quân tế bào gốc nội sinh ở vài loại mố trong cơ thể chúng ta lên tới hàng triệu. Con số nghe có vẻ lớn, nhưng đừng quên rằng cơ thể chúng ta có hàng nghìn tỉ tế bào. Ngày qua ngày, tế bào gốc hoạt động như lực lượng bảo vệ tí hon, nhưng lại đạt được những thành tích vốn chỉ tồn tại trong giấc mơ của các bác sĩ trong lĩnh vực cấy ghép tế bào gốc. Tế bào gốc sẽ nắm đó chờ đó, trong mỗi cơ quan của cơ thể, cho tới khi bạn bị bệnh hoặc bị tổn thương. Vết thương hoặc bệnh tật chính là tín hiệu huy động để tế bào gốc nhanh chóng lao vào công việc như một đội ngũ bác sĩ tí hon, thăm hỏi “bệnh nhân” tại chỗ trong cơ thể chúng ta. Tìm hiểu cách thức hoạt động của những tế bào gốc nội sinh này giúp chúng tôi, những nhà khoa học, dự đoán các tế bào gốc được cấy ghép sẽ hoạt động ra sao sau khi được đưa vào cơ thể của người nhận. Vấn đề này vốn đang trở thành một ứng dụng mới trong y khoa. Hy vọng là những tế bào gốc sau khi được cấy ghép vào bệnh nhân sẽ hoạt động tương tự, | hoặc thậm chí cả thể tốt hơn và mạnh mẽ hơn các tế bào gốc nội sinh.

Những ví dụ tiêu biểu nhất để minh chứng cho vai trò của tế bào gốc đến từ cuộc sống hằng ngày, cho dù chúng ta không nhận thức được rằng tế bào gốc vẫn thường xuyên giúp đỡ chúng ta ra sao. Bị sai cơ ở phòng tập thể hình? Chính các bác sĩ tế bào gốc” của bạn sẽ điều chỉnh lại. Trây cùi chỏ và đầu gối do ngã xe đạp: Đã bao giờ bạn tự hỏi | làm thế nào mà da của bạn phục hồi chỉ sau vài ngày? Hầu hết chúng ta đều chẳng nghĩ gì về chuyện quá trình hồi phục này diễn ra thế nào cho dù đó là điều khá kỳ diệu. Khi chiếc xe đạp hỏng của bạn vừa được sửa chữa xong ngoài tiệm thì trung đội tế bào gốc ở da cũng vừa hoàn thành việc cải tạo vùng da tổn thương thông qua những phối hợp nhịp nhàng như một cỗ máy siêu nhỏ.

Thử hình dung bạn sẽ kinh ngạc đến mức nào nếu chỉ sau vài ngày bỗng phát hiện ra cái xe hỏng của mình trong nhà xe đã “tự sửa chữa” mà không cần được mang ra tiệm? Quá tuyệt vời phải không? Vậy tại sao chúng ta lại thấy không mấy ấn tượng khi cơ thể mình biết tự sửa chữa?

Bạn có biết một điều đáng ngạc nhiên rằng, cơ thể có khả năng tự  làm lành vết thương và quá trình đó phụ thuộc vào tế bào gốc. Không phải chúng ta cần nghĩ là “Được rồi, tôi nên tự làm lành" và lướt qua những bước thực hiện trong đầu, rồi phối hợp quá trình này trong ý thức. Thực tế, chúng ta không có khả năng làm được những việc như vậy, Chính tế bào gốc của chúng ta tự động làm công việc này bởi chúng đã được kiến tạo để thực hiện nhiệm vụ đó. Chúng ta sẽ nói khả nhiều về kế hoạch được lập trình của tế bào gốc trong cuốn sách.

Quá trình biệt hóa của tế bào gốc

Quá trình biệt hóa của tế bào gốc

Không chỉ làm lành vết thương, tế bào gốc còn xử lý những bệnh tật do các tác nhân gây bệnh nữa. Bị bệnh do virus? Vi khuẩn xâm nhập vào da sau khi bị ngã xe đạp? Lý do duy nhất bạn thấy khỏe hơn là nhờ có tế bào gốc bổ sung cho hệ miễn dịch (tế bào gốc sản xuất ra những tế bào miễn dịch mới, có khả năng đáp ứng với virus xâm nhiễm). Nếu không có tế bào gốc, những bệnh vốn lành tính như cảm mạo thông thường cũng có thể gây tử vong. Khi bạn bị bệnh hay bị thương ở bất cử chỗ nào trong cơ thể, các tế bào gốc của bạn sẽ đến giải cứu bằng cách tập hợp lực lượng và phối hợp sửa chữa tại vùng bị ảnh hưởng

TẾ BÀO GỐC LÀ SUỐI NGUỒN TƯƠI TRẺ:

Một đặc tính hấp dẫn khác đầy tiềm năng của tế bào gốc chính là chúng không chỉ chữa lành bệnh tật và vết thương, mà còn được cho là liên tục chống lại sự lão hóa. Các tế bào gốc nội sinh cùng nhau tạo nên một phiên bản thu nhỏ “Suối nguồn tươi trẻ" mà chúng ta luôn mang trong người.

Đặc biệt, nếu không có hệ thống tế bào gốc xuyên suốt mọi bộ phận của cơ thể, tất cả chúng ta hẳn đã nhanh chóng già đi và qua đời chỉ trong vòng vài tuần hay vài tháng. Giả sử đột nhiên toàn bộ tế bào gốc trong cơ thể tôi mất đi, thì chỉ trong vòng vài tháng tôi sẽ hầu như không còn hệ miễn dịch, bởi hầu hết các tế bào của hệ thống này, theo tiến trình tự nhiên, sẽ chết đi mà không có gì thay thế. Chẳng những tôi không thể chống lại những tác nhân gây bệnh mà ngay cả những vết sưng, vết bầm hay những thử tưởng chừng đơn giản như một vết cắt nhỏ thôi cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Tăng sinh tế bào gốc nội sinh đang được chú ý nhiều hơn trong y học hiện đại

Tăng sinh tế bào gốc nội sinh đang được chú ý nhiều hơn trong y học hiện đại

Nói khái quát hơn, qua việc thay thế những tế bào chết hay bị tổn thương bằng những tế bào mới và trẻ trung trong khắp cơ thể, tế bào gốc không những trải cung cấp tế bào cho hệ miễn dịch mà còn giúp ta giữ gìn tuổi thanh xuân. Quá trình rất bình thường này được gọi là “nội cân bằng” (homeostasis). Trong cơ thể con người, đây là một quá trình tự nhiên, hàng nghìn tỷ tế bào chết đi và được thay thế bằng các tế bào mới và khỏe mạnh mỗi ngày. Vì lý do đó, giả sử nếu không có tế bào gốc thì người đang viết sách cho bạn đây sẽ không chỉ bị bệnh mà còn bị gia đi nhanh chóng. Thế nên, nếu có phép màu nhiệm cho tôi không hề bị knh hay tổn thương gì, thì tôi vẫn ẽ chết vì già nua trong vòng vài năm hoặc ít hơn. Bạn cũng sẽ bị tương tự vậy nếu mất hết tế bào gốc.

Điều đáng buồn là việc tế bào gốc của ai đó mất đi không phải là một điều giả tưởng. Có những căn bệnh làm rối loạn khả năng thay thể của tế bào gốc, dẫn tới sự lão hóa nhanh, như trường hợp giả sử mà tôi mô tả phía trên. Nhìn chung, hội chứng lão hóa sớm này có tên là “Progeria”, gốc Hy Lạp “Progeros” có nghĩa là “già sớm”. Hậu tố “geria” nghĩa là “già” và được dùng như một tiền tố để đặt tên cho một thuật ngữ y học “geriatrics”, CÓ nghĩa là ngành chăm sóc người cao tuổi.

Một ví dụ của hội chứng lão hóa sớm là Hội chứng Werner (Werner's Syndrome), trong đó trẻ em nhanh chóng già đi và trông như các ông bà lão vậy. Hội chứng Werner và các hội chứng lão hóa Sớm là những bệnh hiếm gặp và khả nghiêm trọng. Chúng ta có thể học từ đó nhiều điều để tìm hiểu quá trình lão hóa bình thường diễn ra như | thế nào. Chúng ta có thể đưa ra một kết luận là rất có khả năng phân | lớn quá trình lão hóa là do tế bào gốc bị lỗi. Tôi đưa ra giả thiết rằng người ta bị lão hóa sớm là vì tế bào gốc gia và chết rất nhanh do không sửa chữa được những vật chất di truyền (DNA) bị tổn hại của chúng. | Kết quả là người mắc hội chứng này già đi nhanh chóng và qua đời.

Hiệu quả trị liệu từ viên uống tăng sinh tế bào gốc Olimpiq SXC 250% CC

Hiệu quả trị liệu từ viên uống tăng sinh tế bào gốc Olimpiq SXC 250% CC

Theo như lý thuyết mà tôi đưa ra ở một chương sau này, quá trình lão hóa sẽ xảy ra với tất cả chúng ta nhưng chỉ là ở mức độ tương đối chậm và từ từ hơn so với bệnh nhân bị chứng lão hóa sớm. Dù vậy, quá trình này vẫn còn quá nhanh vì chúng ta ai cũng muốn sống thọ và khỏe mạnh hơn. Chúng ta không thể tránh khỏi sự suy giảm về cả số lượng lẫn chất lượng tế bào gốc khi chúng ta già đi, tôi tin rằng điều này trực tiếp góp phần gây ra sự lão hóa. Mối liên hệ giữa lão hóa và tế bào gốc làm nổi bật lên một nguyên tắc mấu chốt vốn được nhấn mạnh trong cuốn sách này: nếu tế bào gốc của chúng ta mất đi thì bản thân ta cũng sẽ không còn.

Nếu tế bào của chúng ta, đặc biệt là tế bào gốc, mà không khỏe thì chúng ta cũng sẽ bị y như vậy. Đây là quá trình không thể phủ nhận. Trong truyện ngắn Mảnh đời kỳ lạ của Benjamin Button của E Scott Fitzgerald, gần đây được chuyển thể thành phim, nhân vật chính rơi vào một tình huống trái ngược với những người bị bệnh lão hóa sớm.” Anh ta được sinh ra trong tình trạng già nua và khi lớn lên anh càng ngày càng trở lại, rồi cuối cùng đã chết trong hình hài của một đứa bé sơ sinh.

Dù đây chỉ là chuyện giả tưởng, nhưng quan niệm về sự trì hoãn hay thậm chí phần nào đảo ngược quá trình lão hóa nhờ vào chính nguồn tổ bào gốc nội sinh của chúng ta là một chuyện khả thi, ít nhất là về mặt lý thuyết. Có thể chúng ta không muốn trở về lại giai đoạn sơ sinh, nhưng có ai lại không muốn trẻ hơn? Có ai không muốn làm chậm quá trình lão hóa? Tôi gọi những ý định đó là hành trình chống lão hóa (antigeria). Hơn nữa, có ai lại không muốn một cuộc sống có chất lượng hơn? Để đạt được những mục tiêu này, chúng ta phải thay đổi suy nghĩ, nhìn nhận rằng sự lão hóa là một quá trình tự nhiên chuyển thành một bệnh lý Có thể điều trị được. Tuy nhiên, mặc cho sự gia tăng số lượng các bệnh viện tư sử dụng tế bào gốc để chống lão hóa ở Mỹ và trên khắp thế giới, công nghệ tế bào gốc chống lão hóa ở thời điểm hiện tại phần lớn | chỉ là những điều giả tưởng được dựng lên để kiếm tiền.

Ngày nay, cho dù không bị rủi ro mắc phải các hội chứng lão hóa sớm hiếm gặp, thực tế là khi già đi tất cả chúng ta đều bắt đầu mất tế bảo gốc. Một lúc nào đó trong giai đoạn 30 hay 40 tuổi, chúng ta tiến tới một bước ngoặt lớn của cuộc đời: bước ngoặt vể tế bào gốc. Lúc đó, số lượng tế bào gốc trong cơ thể ta bắt đầu giảm đi từ từ một cách ổn định giống như cát đang chảy xuống trong chiếc đồng hồ cát lật ngược.

Quần thể tế bào gốc trong các cơ quan khác nhau của chúng ta sẽ giảm đi mỗi năm. Quần thể tế bào gốc tương quan trực tiếp với tốc độ lao hỏa, nhưng ở tỉ lệ nghịch. Tế bào gốc hy sinh để bảo vệ và duy trì các mô và cơ quan của chúng ta, để rồi sau bước ngoặt về tế bào gốc thì nguồn thay thế càng lúc càng nhiều. Đây chính là định nghĩa của tôi về “lão hóa", Rốt cuộc càng già, chúng ta càng dễ bệnh hơn lúc trẻ khi ta hay còn nhiều tế bào gốc. Đáng tiếc thay, việc tiêm truyền một lượng lớn tế bào gốc qua đường tĩnh mạch không thể chống lại sự lão hóa mà còn rất nguy hiểm.

Chính vì thế việc tăng sinh tế bào gốc nội sinh là một giải pháp an toàn và hiệu quả trong chống lại sự lão hóa, bệnh tật của cơ thể bạn. Nhà sản xuất hãng Olimpiq của Hungary đã phát triển thực phẩm chức năng tăng cường và bảo vệ tế bào gốc Olimpiq. Sản phẩm ban đầu đã tăng số lượng tế bào gốc quay xung quanh dòng máu lên 175% và sản phẩm mới làm được điều đó lên 250% sau 1h uống, giữ nó ở mức đó trong khoảng 24 giờ. Bộ sản phẩm bao gồm hai sản phẩm: một là chất tăng cường tế bào gốc và một là phức hợp bioflavonoid bảo vệ tế bào gốc.

>>> Click vào đây để xem chi tiết Viên uống Tăng sinh tế bào gốc Olimpiq

Tìm hiểu thêm về tăng sinh tế bào gốc nội sinh Olimpiq SXC 250%

Nguồn: Tế bào gốc - Khám phá cùng Nhà khoa học

Bình luận bài viết
Tin mới

076 6161 369