10 mẹo giúp bạn hạn chế những khó chịu của chứng tăng tiết mồ hôi

Ngày đăng: 05/06/2020 01:15PM | Lượt xem: 982

Tăng tiết mồ hôi vốn không được coi là bệnh vì nó không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên việc ra mồ hôi nhiều lại ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người mắc phải.

Hội chứng tăng tiết mồ hôi (Hyperhidrosis) là hiện tượng khi cơ thể thường xuyên ra mồ hôi quá nhiều. Thực chất khi cơ thể tiết ra mồ hôi là cơ chế tự làm mát của cơ thể. Trong hầu hết trường hợp đó là cả hai trường hợp trên điều tự nhiên và khỏe mạnh. Nhưng một số người có thể tiết ra lượng mồ hôi lớn hơn cần thiết để làm mát cơ thể được gọi là Hyperhidrosis.

Hyperhidrosis thường ảnh hưởng đến lòng bàn tay, lòng bàn chân và nách. Bên cạnh đó làm gián đoạn hoạt động bình thường hàng ngày, hyperhidrosis có thể gây ra các vấn đề lo lắng hay bối rối khi tiếp xúc với cộng đồng.

Mồ hôi nhiều thực sự là nỗi tự ti của nhiều người trẻ vì ảnh hưởng quá trình học tập và làm việc, e ngại trong giao tiếp tình cảm

Mồ hôi nhiều thực sự là nỗi tự ti của nhiều người trẻ vì ảnh hưởng quá trình học tập và làm việc, e ngại trong giao tiếp tình cảm

Nguyên nhân gây ra hội chứng tăng tiết mồ hôi (Hyperhidrosis)?

Các nguyên nhân thường thấy khi bị Hội chứng tăng tiết mồ hôi (Hyperhidrosis), bao gồm:

  • Căng thẳng, stress kéo dài.
  • Mắc một số bệnh mạn tính chẳng hạn như bệnh lao, các bệnh rối loạn chuyển hóa như cường giáp, tiểu đường, hạ đường huyết, bệnh gút, tuyến thượng thận...
  • Tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc.
  • Phụ nữ mang thai hoặc ở thời kỳ tiền mãn kinh.
  • Sử dụng quá nhiều các chất kích thích như cà phê, rượu, chè, thuốc lá...
  • Ăn quá nhiều đồ ăn cay nóng

Mọi lứa tuổi và giới tính đều có nguy cơ mắc Hội chứng tăng tiết mồ hôi (Hyperhidrosis). Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến chât lượng cuộc sống hàng ngày, đặc biệt có những trường hợp bị trầm cảm hoặc rối loạn lo âu chỉ vì mồ hôi ra quá nhiều.

Chị Lan (Nhân viên văn phòng) lựa chọn phương pháp ngâm điện di ion để chữa trị ra mồ hôi

Chị Lan (Nhân viên văn phòng) lựa chọn phương pháp ngâm điện di ion bằng máy Dermadry để chữa trị ra mồ hôi

Triệu chứng dễ nhận thấy ở hội chứng tăng tiết mồ hôi (Hyperhidrosis) là gì?

Đổ mồ hôi tay:

Tăng tiết mồ hôi ở lòng bàn tay, gây khó chịu nhất trong các vùng đổ mồ hôi, vì bàn tay được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày về mặt xã hội và nghề nghiệp nhiều hơn những vùng khác trên cơ thể. Vì thế tăng tiết mồ hôi quá mức ở bàn tay gây hạn chế trong công việc. Những bệnh nhân có đổ mồ hôi tay thường ngại tiếp xúc với người khác. Bệnh nhân cảm thấy tự ti vì  bàn tay ẩm ướt cả ngày. Trong một số trường hợp tay người bệnh còn đổi màu sắc từ xanh qua màu tím. 

Đổ mồ hôi nách gây ướt và làm bẩn áo:

Ở những bệnh nhân có nách nặng mùi sẽ gây nên những ức chế về tâm lý và tâm thần, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Bệnh nhân thuộc khu vực châu Á chiếm đa số, nhiều hơn các khu vực khác.

Đổ mồ hôi ở đầu và mặt:

Thường đi kèm triệu chứng đỏ rần ở mặt, bệnh nhân sẽ cảm giác bối rối và tự ti khi đối diện người xung quanh.

Đổ mồ hôi ở lòng bàn chân:

Đổ mồ hôi quá nhiều ở lòng bàn chân và có thể kết hợp với tăng tiết mồ hôi ở những vùng khác ở cơ thể gây ra cảm giác khó chịu, gây hôi chân.

Đổ mồ hôi ở thân và đùi:

Ít gặp có thể kết hợp với tăng tiết mồ hôi ở những vùng khác của cơ thể.

Cách điều trị hội chứng tăng tiết mồ hôi (Hyperhidrosis):

  • Thuốc tây y điều trị bệnh mồ hôi nhiều

Một số thuốc ức chế hệ giao cảm có thể làm giảm mồ hôi như kháng cholinergic, thuốc chẹn beta... Tuy nhiên, người bệnh cần phải sử dụng những thuốc trên dài ngày nên có thể xuất hiện nhiều tác dụng phụ.

  • Tiêm Botox ở các khu vực bị ảnh hưởng. Đây là độc tố làm giảm sự dẫn truyền xung thần kinh đến các tuyến mồ hôi từ đó giúp làm giảm mồ hôi. Hiệu quả mà phương pháp này mang lại có thể kéo dài trong 6 tháng, tuy nhiên người bệnh có thể gặp phải biến chứng như đau chỗ tiêm hoặc gây nhược cơ ảnh hưởng đến vận động.
  • Phương pháp điện di ion

Ngày nay cũng được áp dụng trong nhiều trường hợp, mang lại sự hài lòng cho khoảng 9095% người bệnh là điện di ion. Để thực hiện, người phải nhúng tay, chân vào chậu dung dịch điện di có chứa bản cực. Một thiết bị được nối với bản cực sẽ cung cấp một dòng điện đã được quy định chạy qua dung dịch này. Nhờ hoạt động này, mà các tuyến tiết mồ hôi có thể bị hẹp lại, từ đó giúp làm giảm mồ hôi. Tuy nhiên, để có hiệu quả người bệnh cần tuân thủ theo một liệu trình.

  • Phẫu thuật cắt hạch giao cảm trị mồ hôi nhiều

Khi tất cả các giải pháp trên điều không khả dụng, mồ hôi vẫn tiết ra quá nhiều, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện ca phẫu thuật cắt hạch giao cảm nội soi. Phẫu thuật này chỉ có tác dụng với mồ hôi nhiều ở tay, nách và mặt nhưng lại không có tác dụng với các bộ phận khác chẳng hạn như chân.

Hạch giao cảm là một bó tế bào, nơi mà các nhánh thần kinh giao cảm bắt nguồn từ đây. Khi tiến hành phá hủy hoặc cắt bỏ những hạch này, người bệnh có thể giảm mồ hôi ở các bộ phận phía trên. Nhưng cơ thể có thể tăng bù trừ tiết mồ hôi ở các vùng cơ thể khác, đây chính là bất lợi lớn nhất khi áp dụng phương pháp điều trị này.

Những mẹo giúp bạn phòng chống hội chứng tăng tiết mồ hôi (Hyperhidrosis):

  1. Tắm rửa thường xuyên và lau khô người sau khi tắm.
  2. Chọn giày và tất (vớ) làm từ vật liệu tự nhiên: Giày dép làm bằng chất liệu tự nhiên, chẳng hạn như da, có thể giúp ngăn mồ hôi chân bằng cách cho phép chân thông thoáng hơn. Khi cơ thể hoạt động cường độ cao, nên chọn các loại tất thể thao chống ẩm sẽ tốt hơn.
  3. Thay đổi giày hàng ngày.
  4. Thay tất thường xuyên: Thay đổi vớ một hoặc hai lần một ngày, làm khô bàn chân trước khi xỏ tất mới. Ngoài ra cũng có thể sử dụng các loại thuốc khử mồ hôi và lăn khử mùi để giúp hấp thụ mồ hôi. Chú ý tham khảo kỹ lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên viên y tế trước khi mua. 
  5. Giữ chân thông thoáng.
  6. Chọn quần áo phù hợp với hoạt động: Nên mặc các loại vải tự nhiên, như bông, len và lụa, cho phép da của bạn thông thoáng hơn. Khi bạn tập thể dục nên dùng các loại vải được thiết kế để làm giảm độ ẩm của da.
  7. Nên lựa chọn quần áo có màu đen, thoáng mát dễ thấm hút mồ hôi.
  8. Tránh thức khuya, sử dụng các chất kích thích không có lợi cho hệ thần kinh như cà phê, trà đặc, rượu, thuốc lá...
  9. Giảm căng thẳng bằng cách học cách thư giãn và tập luyện một số môn thể thao giúp điều tiết cảm xúc như yoga, ngồi thiền, hít sâu thở chậm, dưỡng sinh...
  10. Nên lựa chọn các thực phẩm có tính mát như dứa, bí đao, rau ngót... và tránh xa các đồ ăn cay nóng như các loại gia vị ớt, tỏi, gừng, mù tạt...

Theo LAVENVIETNAM

Xem thêm chi tiết về các sản phẩm Máy chữa ra mồ hôi Tay chân Nách Dermadry

Bình luận bài viết
Tin mới

Các tin khác

076 6161 369