Những tác hại của dòng điện lên cơ thể con người

Ngày đăng: 18/07/2019 11:52PM | Lượt xem: 128515

Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ những tác hại của dòng điện lên cơ thể con người. Ai cũng có thể bị nguy hiểm do điện giật. Điện giật ở mức độ nhẹ gây hoảng sợ, ở mức độ nặng gây chết người. Nhiều vụ tai nạn chết người rất thương tâm đã xảy ra. Người chết không chỉ những người không hiểu biết hoặc ít hiểu biết về điện. mà cả những người đã được đào tạo nhưng làm sai quy tắc.

MỤC LỤC:

1 Tác hại của dòng điện lên cơ thể con người.

1.1 Nguy cơ bị điện giật

1.2 Tác hại của dòng điện:

1.3 Ví dụ:

2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn điện giật 

2.1 Điện trở của con người (Rng) :

2.2 Loại và trị số dòng điện :

2.3 Thời gian dòng điện qua người :

2.4 Đường đi của dòng điện qua cơ thể người :

2.5 Tần số điện giật :

2.6 Ảnh hưởng của điện áp :

3 Lời kết tác hại của dòng điện lên cơ thể con người

Tác hại của dòng điện lên cơ thể con người.

Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt điện tích (có nhiều loại hạt điện tích nhưng chủ yếu là electron). Dòng điện có khả năng làm nóng vật khi di chuyển qua nó. Hoặc gây ra các phản ứng hóa sinh vì vậy khi đạt đến một cường độ đủ lớn. Nó có thể gây tác hại lên cơ thể con người nói riêng và các cơ thể sống nói chung.

Nguy cơ bị điện giật

Con người có thể bị nguy hiểm bởi:

– Tia hồ quang điện;

– Dòng điện truyền qua ngưòi khi chạm vào mạch điện

– Phóng điện từ bộ phận mang điện qua không khí vào cơ thể người (nếu người đó đến quá gần các bộ phận mang điện áp cao)

Tác hại của dòng điện:

Dòng điện chạy qua cơ thể người sẽ gây ra những tác động về nhiệt, điện phân và sinh lý. Trong đó tác động sinh lý gây sự kích thích các tổ chức tế bào kèm theo sự co giật các cơ bắp.

Trong đó đặc biệt quan trọng là cơ tim và cơ phổi, gây tổn thương cơ thể sống hoặc làm ngưng trệ cơ quan hô hấp và tuần hoàn. Tuỳ theo giá  trị dòng điện đi qua cơ thể mà có tác động khác nhau.

Người ta chia ra 3 mức độ dòng điện kích thích là: dòng điện cảm giác, dòng điện co giật (hay còn gọi là dòng điện tự buông), dòng điện rung tim.

Dòng điện cảm giác: Là dòng điện chạy qua cơ thể gây kích thích mà con người cảm nhận được nhưng chưa gây nguy hiểm cho cơ thể. Theo qui định quốc tế ngưỡng cảm giác là 0,5mA.

Dòng điện co giật (dòng điện tự buông): Là dòng điện chạy qua cơ thể gây co giật và vẫn còn có thể tự buông tay ra khỏi vật mang điện. Theo qui định quốc tế ngưỡng tự buông là 10mA.

Những chiếc máy tự đặt tên là máy ion tự chế không được kiểm nghiệm được coi là thiết bị có tính nguy hiểm tới sức khỏe

Những chiếc máy ion tự chế trong trị ra mồ hôi được khuyến cáo là nguy hiểm, không rõ nguồn gốc và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe khi sử dụng lâu dài

Dòng điện rung tim: Là dòng điện chạy qua cơ thể gây rung tim. Theo qui định quốc tế ngưỡng rung tim như sau:

Thời gian 10ms 100ms 1s 3s
Dòng điện ngưỡng 500mA 400mA 50mA 40mA

Ví dụ:

* Tia hồ quang điện: gây thương tích ngoài da: Bỏng, cháy, có khi phá hoại cả phần mềm, gân và xương.

* Dòng điện truyền qua cơ thể con người gây ra tác động:

– Nhiệt: đốt cháy cơ thể: mạch máu, dây thần kinh, tim, não… —-> Phá huỷ

– Điện phân: phân huỷ các chất lỏng trong cơ thể (máu) —-> phá vỡ thành phần máu và các mô.

– Sinh học: gây co giật cơ bắp đặc biệt cơ tim , phổi —-> ngừng hoạt động của cơ quan hô hấp và tuần hoàn. Nếu dòng điện truyền qua não: phá huỷ trực tiếp hệ thần kinh TW.

Thống kê tai nạn điện

Đối với các loại thiết bị điện và đồ dùng gia đình (mạng hạ thế)

TT

Các loại thiết bị điện hay dụng cụ

Tỷ lệ (%)

1 Đường dây trên không, trong đó:
– Leo lên cột
– Dây đứt và rơi xuống đất
– Dây néo, dây chằng có điện
40,1
23
15,6
1,5
2 Đường dây đài truyền thanh 5,1
3 Thiết bị chiếu sáng 9
4 Các cành cây chạm điện hay các dây đứt chạm điện 7,5
5 Bàn là điện 2,1
6 Bếp điện 1,8
7 Đèn di động 3,1
8 Ra đi ô. ti vi, vi di ô 7,2
9 Trang thiết bị điện, đường dây có tính chất tạm thời trong các khu dân sinh 15,8

Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn điện giật 

Mức độ tai nạn điện phụ thuộc vào các yếu tố sau :

–     Điện trở của người ;

–     Loại và trị số dòng điện ;

–     Thời gian dòng điện qua ngườ i;

–     Đường đi của dòng điện qua cơ thể người ;

–     Tần số dòng điện ;

–     Ảnh hưởng của điện áp .

Điện trở của con người (Rng) :

Điện trở con người có thể thay đổi từ 1.000 đến 100.000 Ω (đo khi U = 15V đến 20V). Độ ẩm của da ảnh hường đến Rng hoặc độ dày của lớp da. Da có thể chia thành 4 lớp tính từ ngoài vào: Lớp sừng, lớp da, da da non, lớp mỡ.

Khi diện tích da tiếp xúc vào vật dẫn điện càng lớn thì Rng càng nhỏ. Cụ thể như sau:

Diện tích da tiếp xúc =    8cm2 thì Rng = 7.000 Ω

Diện tích da tiếp xúc =  24cm2 thì Rng = 3.300 Ω

Diện tích da tiếp xúc = 400cm2 thì Rng = 1.000 Ω

Thời gian tác dụng dòng điện qua người càng lâu thì Rng càng giảm do da sẽ bị đốt nóng, cháy.

Dòng điện ảnh hưởng đến Rng: Khi có dòng điện qua người thì da bị đốt nóng, mồ hôi thoát ra làm Rng giảm xuống.

Điện áp rất ảnh hưởng đến Rng: Bởi vì ngoài hiện tượng điện phân còn có hiện tượng chọc thủng. Với da mỏng hiện tượng chọc thủng đã có thể xuất hiện ở điện áp 10 đến 30V. Khi điện áp lớn hơn 250V hiện tượng chọc thủng xuất hiện rõ ràng tương đương với người bị tróc hết lớp da ngoài.

Các yếu tố sinh lý và môi trường xung quanh: Điện trở của nam nữ, già trẻ, người mập, ốm đều khác nhau và khả năng chịu đựng mỗi người khác nhau.

Loại và trị số dòng điện :

Thực nghiệm người ta đã đo được tác hại của dòng điện như sau :

Dòng điện  (mA)

Tác dụng của dòng điện xoay chiều 50 đến 60Hz

Tác dụng của dòng điện một chiều

0,6 đến 1,5

Bắt đầu tê ngón tay

Không có cảm giác

2 đến 3

Ngón tay tê mạnh

Không có cảm giác

5 đến 7

Bắp thịt co lại và rung

Đau như kim châm, thấy nóng

8 đến 10

Tay đã khó rời vật mang điện, ngón tay, khớp tay lòng bàn tay thấy đau

Nóng tăng lên

20 đến 25

Tay không rời được vật mang điện, đau, khó thở

Nóng tăng lên, thịt co quắp lại nhưng chưa mạnh

20 đến 80

Thở bị tê liệt, tim bắt đầu đập mạnh

Nóng mạnh, bắp thịt co rút, khó thở

90 đến 100

Thở bị tê liệt, nếu kéo dài 3 giây tim có thể ngừng đập

Thở bị tê liệt

Qua bảng trên cho thấy dòng điện qua người càng lớn thì càng nguy hiểm.

Dòng điện bắt đầu gây nguy hiểm cho con người là 20 đến 25mA đối với xoay chiều và 50 đến 80mA đối với một chiều. Làm chết người là 100mA

Từ đó, hiện nay với dòng điện xoay chiều 50 đến 60Hz, trị số dòng điện an toàn bằng 10mA.

Thời gian dòng điện qua người :

Thời gian tác dụng càng lâu thì Rng càng giảm bởi vì lớp da bị nóng lên và lớp sừng của da bị chọc thủng càng nhiều. Khi đó dòng điện qua người càng tăng lên.

Ngoài ra lưu ý rằng, trong một chu kỳ co dãn của tim kéo dài khoảng 1 giây, trong một chu kỳ có 0,1 giây tim nghỉ làm việc (giữa trạng thấy tim co và dãn) và thời điểm này tim rất nhạy cảm với dòng điện.

Đường đi của dòng điện qua cơ thể người :

Đường đi của dòng điện qua người quyết định nhiều đến tính mạng con người, cụ thể như sau:

TT Đường đi của dòng điện Phân lượng dòng điện tổng qua tim (%)
1 Từ chân qua chân 0,4
2 Tay trái qua chân 3,7
3 Tay qua tay 3,3
4 Tay phải qua chân 6,7
5 Đầu qua chân 6,8

Như vậy số 4 và 5 có phân lượng dòng qua tim lớn nhất, bởi vì dòng điện qua tim theo trục dọc.

Tần số điện giật :

Khi tần số f tăng thì Rng tăng theo sẽ nguy hiểm, nhưng thực tế cho thấy tần số càng cao sự nguy hiểm càng thấp.

Tần số nguy hiểm đến con người là 50 đến 60Hz, các tần số cao hơn hoặc thấp hơn trị số trên thì mức độ nguy hiểm giảm xuống. Bởi vì, ở tần số đó (50 -:- 60Hz) các tế bào con người bị kích thích nhiều. Tham khảo bản thí nghiệm của Viện nghiên cứu Liên Xô thí nghiệm trên cơ thể con chó:

TT Tần số (Hz) Điện áp (V) Số chó thí nghiệm (Con) Xác suất chó bị chết (%)
1 50 117 đến 120 15 100
2 100 117 đến 120 20 45
3 125 100 đến 121 10 20
4 150 120 đến 125 10 0

(Thí nghiệm cho thấy Hz càng cao sự nguy hiểm chó chết càng thấp)

Ảnh hưởng của điện áp :

Điện áp không chỉ ảnh hưởng đến trị số dòng điện. Điện áp còn làm thay đổi Rng.Điện áp hạ áp có thể tạo thành các vết bỏng trên da nơi tiếp xúc với điện. Các vết bỏng do điện hình thành bởi tác động nhiệt. Vết bỏng là các chấm trắng hay đen, có khi cháy thành than. Tại vết bỏng điện trở của da tiến tới 0, nên dẫn điện tốt.

Ở điện áp bé hơn 50V ít khi có vết bỏng; ở điện áp 220V thường tạo thành vết cả khi thời gian tiếp xúc với điện áp ngắn hơn 1 giây. Với điện áp lớn hơn 700V, da thường bị đánh thủng rất nhanh.

Những nghiên cứu riêng với thiết bị điện tử trong lĩnh vực y sinh:

Đã là thiết bị y tế thì phải đảm bảo các yếu tố như:

1- Phải có tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn việt nam hoạc phù hợp với tiêu chuẩn các nước mà việt nam thừa nhận.

2 - Được Bộ Y tế của nước sở tại cấp chứng chỉ lưu hành.

3-Có chứng nhận chất lượng sản phẩm của đơn vị sản xuất.

4- Có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng. khi đáp ứng đủ cacs yêu cầu đó thì bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng.

Những TBYT không đủ các yêu cầu đó thì chưa được lưu hành và chưa được kiểm soát chất lượng.

Sức khỏe con người là vốn quý hãy biết lựa chon cho mình giải pháp tin cậy nhất trong bảo vệ và chăm sóc sức khỏ cho bản thân và cộng đồng. 

Nguồn: Điện tử y sinh

Xem thêm: 

Bình luận bài viết
Tin mới

076 6161 369